An ninh lương thực

(18/03/2011)

Mới đây, các đại biểu của 20 nước châu Á, Mỹ và Nhật Bản đã họp tại Băng-cốc (Thái-lan) để bàn về tình trạng lương thực tăng giá, mở đầu cho hàng loạt cuộc họp do FAO tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực.

Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp có sản lượng lương thực lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năm 2010 cả nước đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, đạt giá trị kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD. Tuy nhiên, sản xuất lương thực ở nước ta đang đứng trước những khó khăn do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, chịu tác động do thời tiết

và sự biến đổi khí hậu. Ðiều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006, diện tích đất trồng lúa của cả nước là 4,13 triệu ha, bình quân mỗi năm giảm 50 nghìn ha. Theo tính toán, đến năm 2020, để bảo đảm lương thực cho khoảng 98 triệu dân trong nước, chúng ta phải giữ ổn định 3,9 triệu ha đất lúa, với tổng sản lượng gần 40 triệu tấn.

Trước sức ép của đô thị hóa và công nghiệp hóa, cần có thái độ kiên quyết và chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa. Hạn chế và tiến tới không xây dựng các khu công nghiệp trên đất hai vụ lúa. Cùng với đó là quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh khuyến khích hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất lương thực. Có như vậy mới bảo đảm an ninh lương thực, góp phần ổn định xã hội.

 
                           Báo Nhân  dân


Các tin đã đưa ngày: