Hợp tác quốc tế

(04/12/2008)

Trong quá trình hình thành và phát triển ngành Dự trữ quốc gia, Ngành đã chú trọng xây dựng và mở rộng hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia

       Trong nửa thế kỷ qua, ngành Dự trữ quốc gia luôn chú trọng xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập và áp dụng những kinh nghiệm về tổ chức quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến vào điều kiện cụ thể hoạt động của ngành Dự trữ Việt Nam.
 
      1- Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thuộc khối XHCN đã lập ra Uỷ ban Hợp tác về dự trữ quốc gia, trực thuộc SEV. Khi đó Cục Dự trữ quốc gia Việt Nam đã tham gia và là thành viên chính thức của Uỷ ban Hợp tác về dự trữ quốc gia, thuộc SEV.
 
      Trong quá trình hoạt động, ngành Dự trữ đã chủ động đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào việc hình thành các văn kiện, nghị quyết của Uỷ ban Hợp tác về dự trữ quốc gia, thuộc SEV; đồng thời cũng đã trao đổi, giúp đỡ về kinh nghiệm tổ chức, quản lý cho một số nước thuộc Uỷ ban này, như Mông Cổ, Cu-ba…và được các nước này rất hoan nghênh, trân trọng.
 
       Bên cạnh đó, ngành Dự trữ nước ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ vô tư, có hiệu quả của các nước trong Uỷ ban Hợp tác về dự trữ quốc gia, thuộc SEV, nhất là Liên-xô trước đây. B¹n ®· trao đổi, giúp đỡ ngành Dự trữ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đã viện trợ không hoàn lại cho Cục Dự trữ hệ thống thiết bị bảo dưỡng, bảo quản ô tô, xe máy ở các trạm đầu mối tiếp nhận ; đào tạo công nhân kỹ thuật để vận hành hệ thống thiết bị này.
 
      2- Ngày nay, trong điều kiện và tình hình mới ngành Dự trữ Việt Nam đã tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan Dự trữ quốc gia của các nước Liên bang Nga, Trung Quốc, Cu-ba, Mông Cổ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên…theo phương thức đôi bên cùng có lợi. Năm 1993, khi đó Liên bang Nga rất thiếu lương thực và trong kho dự trữ cũng như trên thị trưòng của Việt Nam rất thiếu một số loại vật tư thiết yếu như kim loại mầu, săm lốp ô tô vận tải; Cục Dự trữ đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Cục ký kết thoả thuận với Uỷ ban Dự trữ Liên bang Nga, trao đổi 2 vạn tấn gạo dự trữ của Việt Nam lấy 20.000 bộ săm lốp và gần 2.000 tấn kim loại màu từ Liên bang Nga; làm lợi cho Nhà nước ta trên 20 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, ngành Dự trữ cũng đã tiến hành viện trợ hàng vạn tấn gạo và hàng trăm tấn thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các nước, do tổ chức dự trữ quốc gia của bạn tiếp nhận, như Mông Cổ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu-ba…
 
       Mối quan hệ với ngành Dự trữ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong những năm qua cũng đã phát triển ở tầm cao mới, theo đúng chủ trương 16 chữ vàng của lãnh đạo hai Đảng, Nhà nước ta và Trung Quốc. Hiện nay, Bạn cũng đã và đang giới thiệu cho ngành Dự trữ Việt Nam nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý, xây dựng kho dự trữ với kỹ thuật và công nghệ bảo quản tiên tiến.
 
      Từ khi nước ta tham gia vào khối ASEAN, Cục Dự trữ đã mở rộng quan hệ với các nước trong khối và chính nhờ các mối quan hệ này, nhiều vấn đề về tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghệ trong hoạt động dự trữ quốc gia của Việt Nam đã có những bước phát triển mới, đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 1993, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Cục Dự trữ đã thiết lập quan hệ song phương với cơ quan Dự trữ In-đô-nê-xi-a (BULOG). Thông qua đó, Cục đã tiếp nhận nhiều nội dung mới về tổ chức quản lý dự trữ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là trong việc tiếp nhận và đổi mới có hiệu quả cao, phù hợp điều kiện cụ thể Việt Nam, về quy trình kỹ thuật công nghệ bảo quản gạo dự trữ trong môi trường chân không, có bổ sung khí trơ.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN, ngành Dự trữ Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối như Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào, Căm-pu-chia… Trong những năm qua, nhiều Đoàn cán bộ và chuyên gia dự trữ của Việt Nam và các nước trong khối đã tiến hành trao đổi, học tập những kinh nghiệm tổ chức quản lý và công nghệ tiên tiến trong xây dựng kho tàng và bảo quản hàng hoá dự trữ của mỗi nước. Theo quyết định của Đảng, Chính phủ ta, Cục Dự trữ cũng đã nhiều lần xuất viện trợ hàng vạn tấn gạo cho các nước trong khối ASEAN do cơ quan Dự trữ quốc gia của các nước này tiếp nhận; như viện trợ 10.000 tấn gạo cho In-đô-nê-xi-a (năm 1998); viện trợ hàng ngàn tấn gạo, nhà bạt cứu sinh, tàu xuồng cứu hộ, cứu nạn cho Căm-pu-chia, Lào. Đồng thời, tham gia Quỹ dự trữ lương thực của khối ASEAN và dự trữ 15.000 tấn gạo. Hiện Cục Dự trữ được Chính phủ giao bảo quản, dự trữ thường xuyên khối lượng gạo này của Quỹ dự trữ lương thực ASEAN.
 
       Trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành Dự trữ đã và đang tiếp tục và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức dự trữ của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ… cũng như các cơ quan quốc tế khác, như Tổ chức nông - lương quốc tế (FAO) thuộc Liên hợp quốc…nhằm tranh thủ trao đổi và học tập tối đa những kinh nghiệm, tri thức quản lý hiện đại và công nghệ tiê

 



Các tin đã đưa ngày: