Tổng cục Dự trữ Nhà nước lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư liên tịch:

(01/08/2013)

Ý kiến tham gia dự thảo xin gửi về:Vụ Quản lý hàng dự trữ;

Điện thoại cơ quan: 04.3762.5623

Email: phamvietha@dtqg.gov.vn

 

 BỘ TÀI CHÍNH – BỘ GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

Số:    /2013/TTLT – BTC-BGDĐT

  ==================

   Hà Nội, ngày       tháng       năm 2013

 

   THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TT ngày 18 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách

hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn   

-----------------------------------------------

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ gạo; phương thức, thời gian, qui trình và chi phí vận chuyển cấp phát gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

 

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ gao

 

Điều 3. Đối tượng được hỗ trợ gạo

1. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú; học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học công lập.

Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ gạo

1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này phải nằm trong danh sách học sinh bán trú được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

2. Đối với học sinh trung học phổ thông quy định tại điểm khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, phải thỏa mãn 03 điều kiện sau:

a) Học sinh là người dân tộc thiểu số, chưa được hưởng chế độ phổ thông dân tộc nội trú;

b) Nhà ở xa, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày theo 01 trong 02 điều kiện sau:

          - Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 10 km trở lên;

          - Đối với trường hợp địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: học sinh đi học phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. Tùy điều kiện thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể khoảng cách và địa bàn để xác định đối tượng học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày cho từng cấp học.

c) Bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại các văn bản sau:

- Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

- Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

- Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

- Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2010;

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015.

- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

          - Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

          - Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn (nếu có).

Điều 5. Thời gian hưởng và mức hỗ trợ

1. Học sinh thuộc đối tượng qui định tại Thông tư này được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh và được hỗ trợ không quá 9 tháng /năm học

2. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ gạo căn cứ vào thời gian thực tế học sủa học sinh theo qui định.

 

Mục II

 Xác định nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh

 

Điều 6. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh) xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh từng năm học theo mẫu ban hành kèm Thông tư này. Nội dung kế hoạch hỗ trợ gạo, bao gồm:

- Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương. 

- Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh/ số lượng học sinh được hỗ trợ gạo).

- Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia.

- Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: ghi rõ ngày, tháng nhận gạo.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của các địa phương gửi Bộ Tài chính (Tổng cục dự trữ Nhà nước) và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Điều 7. Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh

1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước giúp Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh từng năm học theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để thẩm định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ.

2. Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh trong năm học, thời gian trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

 

Mục III

Phương thức, thời gian, qui trình giao nhận gạo hỗ trợ cho học sinh

 

Điều 8. Phương thức giao nhận gạo

1. Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh do các đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức vận chuyển và giao tại trung tâm quận, huyện, thị, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ, trên phương tiện vận chuyển của bên giao.

2. Việc vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ do đơn vị tiếp nhận gạo của địa phương thực hiện.

Điều 9. Thời gian giao nhận gạo

1. Thời gian giao nhận gạo, được thực hiện theo từng tháng học thực tế trong năm học.

2. Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo tiến độ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Điều 10. Quy trình xuất cấp, giao nhận gạo

1. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất gạo hỗ trợ cho học sinh, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ gạo cho học sinh tại các địa phương.

2. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước)  được giao nhiệm vụ xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh thực hiện giao gạo cho địa phương theo kế hoạch nhận gạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ nhận gạo dự trữ quốc gia phối hợp đơn vị dự trữ quốc gia xuất gạo để tổ chức giao nhận, cấp phát cho các đối tượng chính sách được hỗ trợ trên địa bàn theo quy định.

Điều 11. Hồ sơ, chứng từ, thủ tục giao nhận gạo

1. Đơn vị dự trữ quốc gia xuất gạo phối hợp với tổ chức, đơn vị nhận gạo của địa phương thực hiện đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thủ tục liên quan đến giao nhận gạo hỗ trợ học sinh theo đúng qui định của Bộ Tài chính về hồ sơ, chứng từ, thủ tục của giao nhận gạo cứu trợ.

2. Kết thúc việc giao nhận gạo, các bên liên quan lập biên bản tổng hợp việc tiếp nhận gạo, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp Huyện theo mẫu số 02/BB kèm Thông tư này.

Điều 12. Quản lýsử dụng gạo hỗ trợ học sinh

1. Gạo dự trữ quốc gia xuất cấp để hỗ trợ học sinh sau khi tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ, phân phối, sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận gạo chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng qui định. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân bổ gạo hỗ trợ của địa phương mình.

 

Mục IV

Kinh phí mua bù số lượng đã xuất cấp và chi phí vận chuyển,

 giao nhận gạo hỗ trợ học sinh

 

Điều 13. Kinh phí mua bù gạo đã xuất cấp hỗ trợ học sinh

1. Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp dự toán mua bù số gạo xuất cấp hỗ trợ học sinh trong năm kế hoạch báo cáo Bộ Tài chính để bố trí dự toán mua bù đủ số lượng xuất cấp theo quy định.

2. Trường hợp trong năm kế hoạch số dự toán mua bù được bố trí không đảm bảo mua đủ số lượng thực tế đã xuất cấp thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình Bộ Tài chính tạm ứng vốn Ngân sách Nhà nước để mua ngay kịp thời vụ.

Điều 14. Chi phí xuất kho, vận chuyển, giao nhận gạo hỗ trợ học sinh

1. Chi phí đảm bảo cho việc xuất kho, vận chuyển, giao nhận gạo hỗ trợ học sinh được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Trường hợp dự toán đã giao còn thiếu thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ gạo cho học sinh thực hiện theo qui định của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ.

3. Kinh phí đảm bảo cho việc tiếp nhận, vận chuyển, cấp phát gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị, thành phố của tỉnh đến đối tượng chính sách do ngân sách địa phương chi trả.

Sở Tài chính các địa phương hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí đảm bảo cho việc tiếp nhận, vận chuyển, cấp phát gạo từ trung tâm quận, huyện, thị, thành phố của tỉnh tới đối tượng chính sách trên địa bàn.

 

Mục V

Kiểm tra, chế độ báo cáo

 

Điều 15. Kiểm tra, đánh giá việc hỗ trợ gạo cho học sinh

1. Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) và các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện hỗ trợ gạo cho học sinh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra xác định đối tượng, nhu cầu hỗ trợ gạo, quản lý sử dụng kinh phí mua, vận chuyển, cấp phát gạo cho các địa phương.

- Thời gian kiểm tra: Theo định kỳ tối thiểu 02 lần/năm học hoặc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý.

- Kết quả kiểm tra được Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ban ngành của địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng gạo hỗ trợ học sinh trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 Điều 16. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ hàng tháng và khi kết thúc việc giao nhận gạo cho học sinh của năm học, các đơn vị dự trữ quốc gia báo cáo tiến độ và kết quả xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh về Tổng cục Dự trữ Nhà nước để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

2. Định kỳ khi kết thúc học kỳ I của năm học và khi kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh theo mẫu 03/BC kèm Thông tư này gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) và Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp tình hình thực hiện hỗ trợ gạo của các địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo qui định.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 17. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương

Trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo qui quy định tại Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 18. Nhiệm vụ của đơn vị dự trữ quốc gia  

1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất gạo hỗ trợ học sinh có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhận gạo để sớm có kế hoạch vận chuyển, phân phối cho các đối tượng được thụ hưởng.

2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị tiếp nhận gạo của địa phương để tổ chức triển khai việc xuất kho, vận chuyển giao gạo cho các địa phương theo đúng kế hoạch đã được địa phương phê duyệt; đảm bảo an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian theo qui định. 

3. Hoàn chỉnh hồ sơ, chứng từ, thủ tục xuất và quyết toán theo qui định.

Điều 19. Nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị tiếp nhận gạo

1. Thông báo cho đơn vị dự trữ quốc gia xuất gạo về kế hoạch tiếp nhận gạo để phối hợp giao nhận gạo.

2. Thực hiện việc cấp phát kịp thời theo đúng chế độ, chính sách và đúng đối tượng.

3. Chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do không kịp thời phân phối gạo sau khi tiếp nhận dẫn đến gạo bị hư hỏng, không đủ số lượng, hoặc kém phẩm chất.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày       tháng       năm 2013.

2. Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh qui định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2013.

3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác xuất  cấp, tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ học sinh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề chưa phù hợp, cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

 

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

   Nơi nhận:

 

­- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;

- Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TW;

 

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở TC, Cục thuế, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW,

   Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống  tham nhũng;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Công báo; Website Chính phủ;

 

- Website Bộ Tài chính;

 

- Lưu: VT, TCDT.

 

 

 

Mẫu số: 02/BB

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

BIÊN BẢN

Tổng hợp, đối chiếu, giao nhận gạo hỗ trợ học sinh

tại ủy ban nhân dân huyện ....

 

 
 

 

Căn cứ Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư số ....../2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày .... của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Quyết định số …. của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh năm học ….

Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hỗ trợ gạo cho học sinh năm học …… trên địa bàn tỉnh…..

Căn cứ Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về hỗ trợ gạo cho học sinh năm học …… trên địa bàn tỉnh…..

Căn cứ Quyết định số   /QĐ-UBND ngày tháng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân  tỉnh... về việc phân bổ gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ học sinh tại các địa phương

Hôm nay, ngày... tháng... năm, tại....., chúng tôi gồm có:

I. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO: ....

1. Ông:.....                                         Chức vụ:......

CMTND số... ngày.... tháng... nơi cấp

2. Bà:.......                                         Chức vụ:.......

II. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN:

1. Ông:.....                                         Chức vụ:......

Giấy CMTND (hoặc CMT sĩ quan) số: ngày cấp, nơi cấp

Giấy giới thiệu số , ngày tháng năm, người ký

2. Bà:.......                                         Chức vụ:.......

III. ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN  huyện (thành phố, thị xã).....

1. Ông:.....                                         Chức vụ:......

Giấy CMTND (hoặc CMT sĩ quan) số: ngày cấp, nơi cấp

Giấy giới thiệu số , ngày tháng năm, người ký

2. Bà:.......                                         Chức vụ:.......

Các bên thống nhất, lập biên bản đối chiếu giao nhận gạo dự trữ quốc gia xuất để hỗ trợ học sinh thuộc huyện (thành phố, thị xã) ... với số lượng, chất lượng như sau:

1. Tên hàng: Gạo tẻ hạt dài 15% tấm sản xuất tại Miền Nam

2. Số lượng giao nhận theo hóa đơn và thực tế:

 

Stt

Trường/huyện

Gạo xuất theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh

Gạo thực tế xuất cấp

 

 

Số lượng

(tấn)

Giá trị

(đồng)

Số lượng

(tấn)

Giá trị

(đồng)

1

Trường ....

 

 

 

 

2

Trường ....

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

3. Địa điểm giao nhận:....

4. Kỳ giao nhận: tháng .... của năm học .....

5. Thời gian giao nhận: từ ngày.... đến ngày .... hoàn thành

6. Chất lượng hàng dự trữ quốc gia giao nhận thực tế

- Có mẫu hàng dự trữ quốc gia kèm theo các biên bản giao nhận chi tiết làm đối chứng (nếu có).

7. Phương thức giao nhận: Đơn vị dự trữ quốc gia vận chuyển, áp tải và giao nhận hàng dự trữ quốc gia cho bên nhận trên phương tiện của bên giao tại địa điểm nêu trên ở mục 3.

8. Các phát sinh trong quá trình giao nhận

 

Biên bản được lập lúc ....giờ cùng ngày và được lập thành.... bản có giá trị ngang nhau, bên giao giữ.... bản, bên nhận giữ... bản. Biên bản được đọc lại cho các bên cùng nghe và thống nhất ký tên.

 

ĐẠI DIỆN

BÊN GIAO HÀNG

 

 

ĐẠI DIỆN

BÊN NHẬN HÀNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

                  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Các tin đã đưa ngày:
   
Loại Mua (TM) Mua (CK) Bán
Cập nhật:   nguồn: vietcombank